Cesc Fabregas: Cậu bé Vàng không được thừa nhận

Cesc Fabregas có thể nói là một trong các tiền vệ hay nhất thế hệ của mình nhưng khó lòng được thừa nhận là một huyền thoại bất chấp các kỉ lục vô tiền khoáng hậu tại Premier League và tuyển Tây Ban Nha.

Francesc “Cesc” Fàbregas Soler sinh ngày 4/5/1987 ở Arenys de Mar, Catalunya, Tây Ban Nha. Với gốc gác như vậy, việc Fabregas gia nhập lò La Masia của Barcelona là điều hiển nhiên. Anh đã học cùng khóa với Gerard Pique –  Leo Messi, bộ ba này rất thân thiết với nhau và là 3 thành viên ưu tú bậc nhất của lứa đó. Tuy nhiên, không như Messi, Pique và Fabregas không có cơ hội lên đội một bởi các cầu thủ Barca lúc đó đang rất mạnh, các tài năng trẻ không thể cạnh tranh. Chính vì vậy, tiền vệ này chấp nhận chia tay đội bóng quê hương và đến Anh, nơi Arsenal của HLV Arsene Wenger rất hào hứng với tài năng của Fabregas.

Những ngày đầu tiên của Fabregas ở “xứ sở sương mù” thực sự khó khăn bởi khác biệt về ngôn ngữ và phong cách chơi bóng. Những cầu thủ Tây Ban Nha không thực sự thành công ở đây bởi sự thiếu đồng nhất về tư duy chơi bóng với giải đấu nhưng HLV Wenger đã thay đổi điều này. Chỉ cần 1 năm, Fabregas đã là tiền vệ trụ cột của đội ở tuổi 16. Fabregas lập kỷ lục trở thành cầu thủ trẻ nhất được trình làng đội I Arsenal: 16 tuổi 177 ngày. Anh ra sân 33 trận trong mùa giải đầu tiên và được coi là linh hồn trong lối chơi của đội. Anh được giải thưởng ‘Cậu bé Vàng’ trước cả Leo Messi và vụt sáng thành một ngôi sao.

20 tuổi, anh trở thành thủ quân của Arsenal và ngày càng hoàn thiện bản thân sau khi phải chịu các thất bại ở chung kết Champions League cũng như cuộc đua giành chức vô địch Premier League. Anh dần trở thành biểu tượng của CLB, bởi những pha chơi bóng đẳng cấp cực cao, luôn là một trong các cầu thủ kiến tạo nhiều nhất giải đấu và gồng gánh đưa một Pháo thủ trong giai đoạn thoái trào khi đó lọt vào top 4. 7 năm, anh là người thương của CĐV Arsenal.

Nhưng Fabregas không bao giờ giấu diếm ước mơ hồi hương, khoác lên mình chiếc áo đấu của Barca – CLB mà anh yêu. Arsenal là nhà nhưng Barca là cái gì đó không bao giờ Fabregas có thể chối bỏ. Và điều gì đến cũng phải đến, anh trở lại đội bóng cũ vào năm 2012 khiến con tim CĐV Pháo thủ tan vỡ. Fabregas quay trở về Barcelona với nỗi nhớ nhà và tình yêu tha thiết với giấc mơ một thời của mình nhưng anh không hề hay biết rằng bản thân mình đã bị kẹt vào những hảo vọng mãi mãi. Nhưng mọi thứ diễn ra trái với những gì mà tiền vệ này tưởng tượng.

Xavi và Iniesta vẫn duy trì được phong độ khủng khiếp, không cho thấy bất kì dấu hiệu nào của việc bị lép vế do tuổi tác. Để được ra sân thường xuyên, Fabregas phải buộc lòng chơi cao hơn và đôi khi thi đấu như một số 9 ảo để rồi anh thấy rằng tập thể này không còn chỗ nào dành cho anh nữa. Mùa giải 2011/12, F4 bị rút ra giữa trận trong 14/23 trận đấu chính, con số đó ở hai mùa tiếp theo lần lượt là 16/30 và 15/28. Trong thâm tâm của các culé, Fabregas chắc chắn là một cầu thủ giỏi nhưng không gặp thời, lạc lõng khi trở về Barca. Các thống kê đều cho thấy tiền vệ này thi đấu tốt mỗi lần được ra sân, nhưng anh không được coi là ưu tiên số 1.

Mùa Hè 2014, anh mới trở lại London và liên hệ với HLV Wenger. Thế nhưng, một lần nữa sự nghiệp của anh lại lận đận. Giáo sư hiểu anh giỏi như thế nào nhưng Arsenal không cần người như anh lúc đó. Arsenal đã không mở cửa cho Fabregas và anh đã đưa ra quyết định gây tranh cãi nhất: đến đại kình đình Chelsea của Pháo thủ. Ở một nơi mà Fabregas chưa từng nghĩ đến như Stamford Bridge, nó lại cho anh sự an ủi cuối cùng. Dưới sự dẫn dắt của Mourinho, Cesc Fabregas thi đấu ở vị trí sở trường, anh thỏa sức sáng tạo và tỏa sáng,

Với 2 danh hiệu Premier League vào các mùa 2014/15 và 2016/17, Chelsea là nơi mà Cesc thành công nhất, về mặt danh hiệu trong sự nghiệp cầu thủ. Với cột mốc hơn 300 trận thi đấu ở giải Ngoại hạng, Cesc Fabregas đã tự điền tên mình vào một vị trí trang trọng trong lịch sử giải đấu hàng đầu nước Anh. Trong những cầu thủ còn đang thi đấu ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu, chỉ có Lionel Messi (159) sở hữu số đường chuyền thành bàn cao hơn Fabregas trong sự nghiệp. Xếp sau Fabregas lần lượt là Mesut Oezil (129), Cristiano Ronaldo (126) và Dani Alves (111). Hiệu suất kiến tạo Fabregas là 0,32 bàn/trận, tương đương Oezil và xếp sau Messi (0,35). Một kỉ lục gia thực sự của Premier League!

Lận đận ở CLB nhưng sự nghiệp ở ĐTQG Tây Ban Nha lại nở hoa với anh. Trong giai đoạn La Roja thống trị thế giới, bất chấp chuyện Xavi-Iniesta hay đến như thế nào, Fabregas vẫn là một thành viên cực kì quan trọng. Anh ra sân từ chung kết Euro 2008, World Cup 2010 và thực sự nổi bật ở kì Euro 2012 khi thi đấu trong vai trò tiền đạo ảo trong sơ đồ 4-6-0 đầy tham vọng của “Ngài râu kẽm” Del Bosque. Anh lọt vào top 5 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất La Roja cũng như ra sân nhiều nhất.

Fabregas  luôn cống hiến những gì tốt nhất mà mình có, với chất bóng đá chẳng thể lẫn vào đâu của riêng anh, ở tất cả các CLB hay ĐTQG. Dù mang danh phản bội Arsenal hay người thừa ở Barca, những gì anh đã làm được trong sự nghiệp thi đấu của mình là điều hiếm ai có thể tái lập.

>> Keowin – Cập nhật kèo bóng đá mới nhất hiện nay